Mất ngủ 

Mất ngủ theo góc nhìn từ YHCT thuộc phạm vi chứng “thất miên“. Đông y cũng gọi là Bất mỵ, Bất đắc ngọa, Bất đắc miên, nhưng thường dùng nhất là Thất miên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau.

mất ngủ
Mất ngủ

Bệnh nguyên, bệnh cơ

Mất ngủ theo góc nhìn từ y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “thất miên“. Đông y cũng gọi là Bất mỵ, Bất đắc ngọa, Bất đắc miên, nhưng thường dùng nhất là Thất miên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây mất ngủ bao gồm:

-Khí huyết trong cơ thể hư suy, không nuôi dưỡng được tâm.

-Lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ.

-Sợ hãi, lo lắng thái quá, không dám quyết đoán khiến cho tâm đởm khí hư, thần hồn không yên gây mất ngủ.

-Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao.

-Uất giận, cáu giận làm can khí uất kết, lâu ngày hóa hỏa. Can hỏa nhiễu động đến tạng tâm mà gây mất ngủ.

-Ăn uống không điều độ gây thực tích, đàm thấp ủng trệ. Vị khí bị tổn thương khiến cho vị bất hòa giáng, dẫn đến mất ngủ.

Các thể bệnh và điều trị

1.Tâm huyết bất túc

-Chứng hậu: Mất ngủ, hay quên, lo lắng, da nhợt nhạt, lưỡi hồng, rêu trắng mỏng. Mạch trầm tế.

-Phương huyệt:

Châm bổ: Nội quan, Tam âm giao, Trung đô.

Cứu: Tâm du, Cách du.

2.Tâm tỳ khuy tổn (suy yếu)

-Chứng hậu: Mất ngủ, mệt nhọc, ăn không tiêu, không muốn ăn, da xanh. Lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng. Mạch hư nhược.

-Phương huyệt:

Châm bổ: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Thái bạch, Tâm du, Tỳ du.

3.Tâm thận bất giao

-Chứng hậu: Mất ngủ, da xạm, đau lưng, ù tai. Di mộng tinh (đàn ông), khí hư (đàn bà). Lưỡi đỏ, rêu trắng dày. mạch trầm nhược.

-Phương huyệt:

Châm bổ: Thái khê, Thận du.

Cứu: Quan nguyên, Khí hải.

Tả: Nội quan, Thần môn.

4. Can huyết hư tổn

-Chứng hậu: Mất ngủ, da xanh khô, hoa mắt, mệt mỏi. Lưỡi nhợt nhạt. Mạch nhu, tế.

-Phương huyệt:

Châm bổ: Tam âm giao, Huyết hải, Can du, Tỳ du.

5.Can khí quá thịnh

-Chứng hậu: Mất ngủ, mặt sắc đỏ. Đau đầu, chóng mặt, ù tai, táo bón, nước tiểu vàng hoặc đỏ. Mạch huyền sác.

-Phương huyệt:

Châm tả: Bách hội, Phong trì, Hành gian, Chương môn, Đại chùy và Khúc trì.

  • Liệu trình:

-Mỗi ngày châm một lần, mỗi lần 15-20 phút.

-Nên kết hợp điện châm với thủy châm, hiệu quả cao và nhanh. Mỗi lần thủy châm có thể dùng sinh tố B1 trộn với sinh tố B12 hoặc trộn với sinh tố C tiêm trực tiếp vào các huyệt chỉ định vào các huyệt chỉ định nói trên.

  • Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa: 20-30 phút/lần × 1-2 lần/ngày.

Ngoài ra, có thể dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt cục bộ hoặc toàn thân để tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

♦ Tham khảo:

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền

 

Gọi ngay