Hội chứng liệt 2 chi dưới
Hội chứng liệt 2 chi dưới là một dạng bệnh liệt ảnh hưởng chủ yếu đến sự cử động của phần dưới cơ thể. Những người mắc hội chứng liệt 2 chi dưới không thể tự cử động chân, bàn chân hay thậm chí vùng hông của mình.
Một vài người mắc phải hội chứng liệt 2 chi dưới không hoàn toàn. Ở trường hợp này thì bệnh liệt chỉ ảnh hưởng đến một chân.
1.Nguyên nhân
Những người mắc hội chứng liệt 2 chi dưới thường là do chấn thương ở não hoặc tủy sống làm gián đoạn tín hiệu thường kinh truyền đến thân dưới. Do tính hiệu không truyền xuống được thân dưới nên gây ra hội chứng liệt.
Theo Trung tâm phân tích tổn thương tủy sống Quốc gia của Mỹ, từ năm 2015, 38.3 % chấn thương tủy sống là do tai nạn giao thông, và 31.6% là do ngã. Một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm các hành vi bạo lực và tai nạn thể thao.
Một vài bệnh mạn tính cũng có thể dẫn đến hội chứng liệt 2 chi dưới, bao gồm:
- Khối u hay sang thương ở tủy sống hoặc não.
- Các bệnh về thần kinh, ví dụ như đột quỵ hay bại não.
- Các bệnh tự miễn, như bệnh đa xơ cứng
2.Triệu chứng
Có rất nhiều triệu chứng có thể xảy ra trong hội chứng liệt 2 chi dưới. Đôi khi những triệu chứng này sẽ thay đổi theo thời gian hay thậm chí là mỗi ngày.
Các triệu chứng bao gồm:
- Mất cảm giác ở thân dưới.
- Rối loạn cử động.
- Tăng cân.
- Trầm cảm.
- Đau mạn tính.
- Rối loạn chức năng tình dục.
- Các chức năng của bàng quang và ruột gặp khó khăn.
- Nhiễm trùng thứ phát, ví dụ như loét da do nằm lâu.
- Tăng phản xạ tự phát.
3.Chẩn đoán
Để chẩn đoán hội chứng liệt 2 chi dưới, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và tiền căn bệnh lý của bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các tai nạn gần đây và tiền căn bệnh lý gia đình của bệnh nhân.
Chẩn đoán được nguyên nhân gây ra hội chứng liệt 2 chi dưới rất quan trọng do có thể dựa vào đó mà quyết định được các lựa chọn điều trị thích hợp nhất.
Chẩn đoán hội chứng liệt 2 chi dưới thường cũng sẽ kết hợp với kỹ thuật hình ảnh y khoa. Các xét nghiệm cận lâm sàng này sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tổn thương và xác định được nguyên nhân gây ra liệt. Ví dụ, các hình ảnh MRI, CT hay X-quang có thể được sử dụng.
Để kiểm tra chức năng thần kinh, Điện cơ ký sẽ được sử dụng. Xét nghiệm này đánh giá phản ứng của cơ thể đối với các kích động lên cơ.
4.Điều trị
Hiện vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn ngừa hay làm phục hồi hội chứng liệt 2 chi dưới. Tuy nhiên, một vài triệu chứng và biến chứng có thể được chữa trị. Việc lấy lại được một phần hay toàn bộ sự kiểm soát của vùng liệt cũng có thể xảy ra theo thời gian.
Ví dụ, bác sĩ có thể dùng Phục hồi chức năng hay châm cứu để làm giảm các cơ đau và các vấn đề về cơ. Phục hồi chức năng cũng có ích trong việc bảo tồn sức cơ và tầm cử động.
Ngoài ra các thiết bị hỗ trợ di chuyển, ví dụ như xe lăn hay xe trượt, cũng rất cần thiết.
Bác sĩ có thể cũng sẽ điều trị bằng thuốc. Ví dụ như thuốc giãn cơ, dùng để làm giảm đau hay co giật cơ. Thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ bị cục máu đông.
Một vài trường hợp cũng cần đến phẫu thuật. Phẫu thuật dùng để làm giảm sưng phù và loại bỏ các sang thương.
Xin xem thêm tại:
Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống.
Phục hồi chức năng gãy thân xương cánh tay.
Điện châm được chỉ định cho bệnh nhân nào?