Hạ kali máu ( cấp cứu nội khoa)
Mục lục
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp trong khoa hồi sức tích cực. Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
1.Định nghĩa:
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp trong khoa hồi sức tích cực. Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
2.Chẩn đoán xác định hạ kali máu:
2.1.Lâm sàng:
+ Yếu cơ (tứ chi, cơ hô hấp…), đau cơ, co rút cơ.
+ Loạn nhịp tim.
+ Bụng trướng, giảm nhu động ruột, táo bón, nôn, buồn nôn.
2.2.Dấu hiệu hạ kali máu trên ECG:
Có sóng U, sóng T dẹt, ST chênh xuống, QT kéo dài.
Dấu hiệu nặng trên ECG : loạn nhịp thất (nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh).
2.3.Xét nghiệm kali máu < 3,5 mmol/l.
3.Nguyên nhân:
- Mất qua thận :
+ Tiểu nhiều do bất cứ nguyên nhân gì.
+ Đái tháo đường không kiểm soát được.
+ Hạ magnesi máu, hạ clo máu, tăng calci máu.
+ Toan ống thận typ 1 hoặc typ 2.
+ Hội chứng Fanconi, hội chứng Bartter.
- Mất qua đường tiêu hóa:
+ Nôn hoặc mất do dẫn lưu qua ống thông dạ dày.
+ Tiêu chảy.
+ Dẫn lưu mật, mở thông hồi tràng, sau phẫu thuật ruột non.
+ Thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng.
- Do thuốc:
+ Lợi tiểu thải kali.
+ Insulin, glucose, natri bicarbonate.
+ Cường beta-andrenergic.
+ Corticoid.
+ Kháng sinh: aminoglycosid, penicillin, ampiciilin, rifampicin, ticarcillin.
+ Kiềm máu.
+ Điều trị thiếu hụt vitamin B12 và acid folic.
- Lượng kali đưa vào không đủ: thiếu ăn, nghiện rượu, chế độ ăn kiêng.
- Thừa corticoid chuyển hóa muối nước:
+ Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), cường aldosteron thứ phát.
+ Tăng huyết áp ác tính.
+ Hội chứng Cushing, ung thư thận, u tế bào cạnh cầu thận, uống nhiều cam thảo,…
- Liệt chu kỳ Westphal thể hạ kali máu nguyên phát
4. Điều trị hạ kali máu
Bù kali máu:
- Khi Kali ≤ 2,5mmol/l (< 3mmol/l nếu đang dùng digoxin):
+ Có triệu chứng liệt cơ hoặc dấu hiệu trên ECG: KCL 20-30mmol/giờ truyền
qua TM Trung tâm.
+ Không có yếu cơ và không có dấu hiệu nặng trên ECG: Uống KCL 20-40 mmol mỗi 2-4 giờ và/hoặc truyền tĩnh mạch KCL 10mmol/giờ.
- Khi 2,5mmol/l < kali < 3,5mmol/l: Uống hoặc truyền tĩnh mạch KCL 20-40 mmol mỗi 4-6 giờ.
- Theo dõi:
-Trường hợp hạ kali máu có biến đổi trên ECG, theo dõi ECG lien tục trên máy theo dõi cho đến khi ECG trở về bình thường.
-Theo dõi xét nghiệm kali máu. Hạ kali máu mức độ nặng 3h/lần, mức độ vừa 6h/lần, mức độ nhẹ 24 giờ/lần cho đến khi kali máu trở về bình thường.
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà