Gãy thân xương cánh tay
Mục lục
Gãy thân xương cánh tay thường xãy ra do lực tác động trực tiếp: té, tai nạn giao thông hay chấn thương dập nát do máy. Chấn thương gián tiếp như té chống khuỷu hay cánh tay dạng, họăc gãy do co cơ.
1.Nguyên nhân:
Thân xương cánh tay là vùng xương từ bờ trên chỗ bám cơ ngực lớn đến vùng trên lồi cầu cánh tay.
Gãy thân xương cánh tay thường xãy ra do lực tác động trực tiếp: té, tai nạn giao thông hay chấn thương dập nát do máy. Chấn thương gián tiếp như té chống khuỷu hay cánh tay dạng, họăc gãy do co cơ.
Kiểu gãy điển hình của thân xương cánh tay là chỗ nối 1/3 giữa dưới. Gãy thân xương cánh tay thay đổi theo bản chất và mức độ của chân thương.
2.Phân loại:
Phân loại dựa vào: Vị trí đường gãy, hướng đường gãy, cơ chế chấn thương, chất lượng xương, tuổi của bệnh nhân.
a) Phân lọai AO chia thành type A, B và C: gãy đơn giản, gãy có mãnh thứ 3 và gãy phức tạp.
Chia làm 3 loại chính:
+ Gãy đơn giản: chia thành type nhỏ dựa trên đừơng gãy
- Gãy xoắn.
- Gãy chéo ngắn.
- Gãy ngang.
+ Gãy có mãnh thứ 3 chia thành:
- Gãy mãnh thứ 3 xoắn.
- Gãy đọan.
+ Gãy phức tạp:
- Gãy xoắn phức tạp.
- Gãy đọan.
b) Phân loại theo gãy xương kín và gãy xương hở
3.Chẩn đoán gãy thân xương cánh tay:
a)Lâm sàng:
- Chẩn đoán dễ dàng khi gãy hoàn toàn và có di lệch: biến dạng ngắn chi, tiếng lạo xạo và cử động bất thường ở ổ gãy
- Chẩn đoán khó hơn trong gãy không hoàn toàn hay gãy không di lệch.
- Cần khám toàn thân để tìm tổn thương đi kèm. Khám đánh giá biến chứng mạch máu thần kinh đi kèm
b) Cận lâm sàng:
X – quang: cần chụp 2 bình diện thẳng và nghiêng và lấy rõ qua 2 khớp vai và khuỷu.
4.Sơ cứu gãy xương cánh tay:
Quan trọng nhất của sơ cứu là cố định cánh tay.
- Cố định bằng cách sử dụng một chiếc khăn như một băng đeo. Đặt nó dưới cánh tay và sau đó quàng quanh cổ. Một cách tiếp cận thay thế để giữ cho cánh tay không di chuyển là định vị với một tờ báo cuộn lại, buộc dọc theo vùng bị sưng và để giữ nó đúng vị trí.
- Có thể chườm đá lạnh cho khu vực bị thương. Cách này có thể giúp giảm đau và sưng. Đặt đá trong một cái túi và để nó trên cánh tay trong vòng 20–30 phút mỗi lần. Nên đặt một chiếc khăn bao quanh túi nước đá hoặc giữa túi nước đá và da để bảo vệ da khỏi bị quá lạnh. Không bao giờ đặt đá trực tiếp lên da.
5.Điều trị:
5.1.Điều trị bảo tồn:
– Bột treo, bột chữ U, bột ngực vai cánh tay, nẹp cánh tay dạng.
– Kéo liên tục qua mỏm khuỷu.
– Tập phục hồi chức năng ngay sau chấn thương là thật sự cần thiết.
– Các phương tiện bất động xương gãy được áp dụng sao cho các khớp có thể tập chủ động.
– Các nẹp chức năng giúp cho giảm thiểu cứng các khớp lân cận.
– Khi bệnh nhân được bó bột treo cần hướng dẫn bệnh nhân tập ngay các khớp bàn ngón tay, khớp vai.
– Sau khi bệnh nhân được bỏ bột, hoặc kéo liên tục cần được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để lấy lại lực và tầm vận động của các khớp.
5.2.Điều trị phẫu thuật:
+ Gãy hở:
– Điều trị gãy hở xương cánh tay giống như điều trị gãy hở các xương dài khác: cắt lọc vết thương xương và phần mềm, kháng sinh truyền tĩnh mạch.
– Đóng kín vết thương kỳ đầu khi bệnh nhân dến sớm trong vòng 6 – 8 giờ sau chấn thương. Nếu bệnh nhân đến sau 8 – 12 giờ, vết thương rộng lớn nguy cơ nhiễm trùng cao thì để hở vết thương và khâu da kỳ 2 sớm sau 5 – 7 ngày.
– Sự lựa chọn kết hợp xương bên trong phụ thuộc vào sự đánh giá và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
– Cố định ngoài là lựa chọn tốt trong các trường hợp gãy hở.
+ Gãy kín:
– Chỉ định phẫu thuật: điều trị bảo tồn thất bại, bệnh nhân đa thương( chấn thương đầu, cột sống, gãy khung chậu, gãy xương chi dưới), gãy xương cánh tay 2 bên, gãy cánh tay và cẳng tay cùng bên, gãy cánh tay có tổn thương động mạch cánh tay hay tổn thương thần kinh quay, gãy xương bệnh lý.
- Phương tiện kết hợp xương :
- Nẹp nén ép
- Đinh nội tủy: mềm dẻo hay đinh chốt
- Cố định ngoài trong gãy kín xương cánh tay có chỉ định giới hạn.
- Cố định ngoài được chỉ định trong gãy hở có tổn thương phần mềm nhiều hay gãy có mất đoạn xương.
- Tham khảo: