Đái dầm ( Di niệu )
Mục lục
Đái dầm là trẻ đái trong khi ngủ. Người ta coi đái dầm là bệnh lý khi trẻ hơn 3 tuổi.
1.Đái dầm theo YHHĐ:
1.1.Phân loại:
Có 2 loại:
- Đái dầm ban ngày: Đái dầm vì trẻ mải chơi hoặc đi nhà trẻ không dám xin đi tiểu. Thường thấy trẻ nhút nhát hoặc cũng có thể do dị dạng đường tiết niệu, bệnh tủy sống.
- Đái dầm ban đêm: Trẻ ngủ say hơn trẻ khác, dung tích bàng quang không giảm, không bị động kinh. Cần coi như bệnh nhi có 1 bệnh toàn thân như đái tháo nhạt, viêm thận mạn,.. hay bệnh lý tại cơ quan tiết niệu như hẹp bao quy đầu, viêm âm hộ,…
1.2.Xét nghiệm:
- Chụp cột sống tìm gai đôi
- Xét nghiệm nước tiểu xem nước tiểu kiềm hay acid.
1.3.Điều trị:
- Do hẹp bao quy đầu: Chỉ định cắt bao quy đầu nếu hẹp nhiều.
- Gai đôi: Không cần phẫu thuật
- Nếu nước tiểu kiềm: cho uống dung dịch ( acid photphoric 10g, natri phosphatacid 20g, nước 200g) uỗng mỗi lần 1 thìa, ngày 3 lần cho thêm ít đường
- Nếu nước tiểu acid: cho uống natri bicarbonat 2-5g sau bữa ăn.
- Nếu không rõ nguyên nhân cần: tập cho bệnh nhi đi tiểu khi cần, tránh chơi đùa quá sức,…
- Nếu bệnh nhi ngủ sâu: Cho Amphetamin sunfat 2-5mg cho trẻ 5 tuổi tăng dần 1-2mg cho đến khi có kết quả
- Trường hợp bằng quang tăng trương lực: Cho cao bel-ladon 0,03g cho trẻ < 5 tuổi ; 0,03-0,05 cho trẻ 5-10 tuổi.
2. Đái dầm theo YHCT
Bệnh danh: Di niệu
Phân loại và điều trị:
2.1.Thận khí hư hàn:
- Triệu chứng: Đái dầm khi ngủ, đái 2-3 lần 1 đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, tay chân lạnh, nước tiểu trong dài, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì vô lực.
- Pháp: Ôn thận cố sáp
- Phương: Tang phiêu tiêu tán
- Châm cứu: Cứu các huyệt Quan nguyên, khí hải, trung cực, bát liêu,Thận du, tam âm giao, thận du. Châm huyệt thần môn, nội quan.
2.2.Khí hư:
- Triệu chứng: đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, săc mặt trắng, người gầy, ăn kém, phân nát, mệt mỏi, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, chất lưỡi nhạt, mạch trì hoãn.
- Pháp: Bổ khí cố sáp
- Phương: Bổ trung ích kí thang gia giảm
- Châm cứu: Châm trước cứu sau các huyệt Bách hội, quan nguyên, khí hải, tam âm giao, thạn du, trung cực.
2.3.Can kinh uất nhiệt:
- Triệu chứng: Đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
- Pháp: Sơ can thanh nhiệt
- Phương: Long đởm tả can thang
- Châm cứu: Châm bình bổ bình tả các huyệt Quan nguyên, khí hải, trung cực, tam âm giao, thận du, nội quan, thần môn.
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng
- Điều trị tai biến mạch máu não
- Điều trị viêm quanh khớp vai