Chữa mất ngủ bằng cách nào?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó giúp phục hồi lại thể chất, tinh thần sau khoảng thời gian học tập, làm việc mệt mỏi. Mất ngủ gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bao gồm:

  • Ngủ không sâu giấc.
  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Tỉnh dậy giữa đêm và không thể quay lại giấc ngủ.
  • Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Mất ngủ
Mất ngủ

Mất ngủ gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Trung bình người bình thường ngủ khoảng 7- 8 tiếng/ngày. Trong đó, giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian, độ sâu giấc, cảm giác thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy.

Mất ngủ gồm: cấp tính và mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng kéo dài trong vòng ít nhất 1 tháng. Mất ngủ cấp tính kéo dài dưới 1 tháng.

Nguyên nhân

  • Áp lực cuộc sống khiến não hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ. Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống hoặc chấn thương cũng dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Thói quen ngủ kém. Bao gồm: sử dụng các thiết bị điện tử nhiều trước khi ngủ, hoạt động thể lực quá sức trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái…có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ.
  • Cung cấp nhiều thức ăn vào buổi tối trước khi ngủ. Thức ăn gây khó chịu về thể chất khi nằm. Ngoài ra, việc ăn quá sát giờ ngủ có thể gây ợ nóng, trào ngược thức ăn lên thực quản gây cảm giác rát, khó chịu khiến cơ thể không ngủ được.
  • Lịch trình du lịch hoặc làm việc khiến cơ thể bị thay đổi múi giờ. Điều này làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, dẫn đến mất ngủ.
  • Thuốc. Nhiều loại thuốc theo toa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị hen suyễn hoặc huyết áp. Nhiều loại thuốc không kê đơn – chẳng hạn như thuốc giảm đau, dị ứng, các thuốc giảm cân – có chứa caffeine và chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Các bệnh mãn tính bao gồm đau mãn tính, ung thư, bệnh tim, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, cường giáp, bệnh Parkinson và Alzheimer.
  • Ngưng thở khi ngủ cũng gây gián đoạn giấc ngủ.
  • Tuổi tác. Giấc ngủ thường ít hơn khi già đi.
  • Ít vận động thể chất hoặc giao tiếp xã hội. Điều này cũng gây cản trở giấc ngủ.

Triệu chứng của mất ngủ

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy giữa giấc vào đêm.
  • Dậy quá sớm.
  • Không thấy sảng khoái sau một đêm ngủ.
  • Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ, kém tập trung.
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng về giấc ngủ, hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống.
  • Tăng lỗi khi làm việc hoặc dễ xảy tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thôn

Đối tượng hay bị mất ngủ

Thường là nữ. Liên quan đến thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh và trong thời kỳ mãn kinh. Nhất là trong thời kỳ mãn kinh, việc đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa thường làm gián đoạn giấc ngủ. Mất ngủ cũng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Chứng mất ngủ tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở người trên 60 tuổi. Người có rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc thể chất. Căng thẳng, áp lực tinh thần có thể làm mất ngủ tạm thời. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Thay đổi giờ giấc làm việc. Ví dụ, đổi ca làm hoặc khác múi giờ khi du lịch có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức.

Những phương pháp đông y chữa mất ngủ

Xoa bóp bấm huyệt

Châm cứu

Ngâm chân thảo dược

Dùng thuốc thảo dược

 

Châm cứu tại nhà

Xin xem thêm tại:

Xoa bóp bấm huyệt tại nhà.

 

Gọi ngay