Châm cứu trong điều trị Vị quản thống

Viêm loét dạ dày tá tràng thuộc chứng Vị quản thống theo YHCT. Ngoài phương pháp YHHĐ kết hợp với thuốc YHCT gần đây nhiều trường hợp châm cứu trong điều trị Vị quản thống đã đem lại kết quả cao. Cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh gây ra.

viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân

Do tình chí bị kích thích, làm cho Can khí bị uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ, thăng thanh giáng trọc của Tỳ VỊ.

Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận.

Các thể bệnh và điều trị

1.Khí trệ

Pháp điều trị: Hòa Can lý khí

Phương huyệt:

  • Kiến lý, Triển cơ (đều tả), Công tôn, Tỳ du (đều bổ) [Châm cứu trị liệu học].
  • Nội quan, Túc tam lý, Thượng quản, Thiên song, Vị du, Tỳ du (Lâm sàng đa khoa tổng hợp trị liệu học).

2.Hỏa uất

Pháp điều trị: Sơ Can, tiết nhiệt

Phương huyệt:

  • Nội quan, Hãm cốc, Lệ đoài (đều tả) [Châm cứu trị liệu học].
  • Nội quan, Túc tam lý, Can du, Tỳ du, Vị du, Tam tiêu du, Đại trường du, Hành gian, Kiên trung (Lâm sàng đa khoa tổng hợp trị liệu học).
  • Vị lạc châm sâu 0.7 – 1 thốn, kích thích mạnh, rút kim nhanh (Thường dụng tân y liệu pháp thủ sách).
  • Thủ tam lý, Trung quản, Túc tam lý (Châm cứu học từ điển).

3.Huyết ứ

Trên lâm sàng có thể chia thành 2 loại:

-Thực chứng: Thông lạc, hoạt huyết hoặc lương huyết, chỉ huyết (Bệnh thể cấp).

-Hư chứng: Bổ huyết, chỉ huyết

Tả: Cách du, Tam âm giao. Cứu: Chương môn [Châm cứu trị liệu học].

4.Tỳ vị hư hàn

Pháp điều trị: Ôn trung, kiện tỳ

Phương huyệt:

  • Cứu: Trung quản, Quan nguyên, Túc tam lý. Tả: Vị du (Châm cứu học Thượng hải).
  • Cứu: Can du, Cách du, Tỳ du, Thiên xu, Quan nguyên, Bất dung, Thừa mãn, Thông cốc, Túc tam lý (Lâm sàng đa khoa tổng hợp trị liệu học).
Châm cứu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Châm cứu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

¤ Theo ‘ Châm cứu lâm chứng thực nghiệm’:

Phương huyệt: Những điểm ấn đau trên cột sống

Mỗi lần điều trị châm từ 2-3 điểm ấn đau, cách ngày 1 lần. Nếu các điểm ấn đau tương đối còn nhiều, tốt hơn nên chia thành 2 nhóm và châm xen kẽ nhau. Nếu không tìm thấy các điểm đau, chọn và châm một vài khe giữa các đốt sống. Độ sâu của châm nên được giới hạn khoảng 2 thốn.

Gia giảm:

-Nôn mửa thêm Nội quan.

-Căng tức dạ dày thêm Trung quản, Túc tam lý.

-Chướng bụng thêm Thiên xu và Túc tam lý.

-Choáng thêm Nhân trung và Thập tuyên.

Mỗi ngày một lần hoặc hai lần. Sau 5-6 ngày hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục.

Tham khảo:

Dựa trên quan sát lâm sàng, khoảng 70% bệnh nhân bị loét dạ dày có ấn đau ở các đốt sống ngực và khoảng 80% có điểm phản ứng đau ở sau lưng, tương ứng với vị trí ổ loét. Châm cứu trong điều trị Vị quản thống hoặc giác hơi tại các vùng này có thể điều trị bệnh này một cách có hiệu quả. Chức năng làm giảm đau của nó đôi khi còn tốt hơn cả thuốc giảm đau.

 

Tài liệu liên quan:

Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà
Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt tại nhà

 

 

Gọi ngay