Châm cứu điều trị liệt dây thần kinh quay

Liệt dây thần kinh quay là bệnh thường gặp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do lạnh, viêm nhiễm (thương hàn, giang mai, hủi, zona), sang chấn hay gặp vỡ dây thần kinh quay dễ bị đè ép ở vùng giữa cánh tay, nơi mà dây thần kinh vùng quanh xương cánh tay từ mặt sau trong ra phía trước ngoài của xương quay, do tiêm, trường hợp liệt toàn bộ dây quay thường do một tổn thương ở cao.

Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thần kinh quay là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay. Chúng xuất phát từ bó sau, được hợp bởi các sợi thần kinh từ rễ C6, C7, C8 và có thể cả T1. Thần kinh quay chi phối vận động cho các cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay và chi phối cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay.

Tổn thương thần kinh quay
Tổn thương thần kinh quay

Triệu chứng

1.Tổn thương liệt dây thần kinh quay ở hõm nách

Không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón tay.

Không dạng được ngón cái.

Khi đặt 2 lòng bàn tay áp sát vào nhau rồi làm động tác tách ngửa 2 bàn tay thì bàn tay bị liệt TK quay sẽ không ưỡn thẳng lên được mà gấp lại và trôi trên lòng bàn tay lành (do tổn thương cơ ngửa ngắn).

Rối loạn cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và rõ nhất là khe liên đốt bàn 1 và 2 ở trước hố lào.

Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện phù mu bàn tay.

2.Tổn thương dây TK quay ở 1/3 dưới xương cánh tay

Là vị trí hay gặp tổn thương với biểu hiện lâm sàng như các triệu chứng tổn thương ở hõm nách nhưng cơ tam đầu không bị liệt nên duỗi được cẳng tay và còn phản xạ gân cơ tam đầu.

3.Tổn thương dây TK quay ở 1/3 trên cẳng tay

Duỗi cổ tay còn nhưng yếu.

Không duỗi được đốt 1 các ngón.

Rối loạn cảm giác ở mu tay và phía lưng ngón tay cái.

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.Đại cương

Liệt dây thần kinh quay là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra: do lạnh, viêm nhiễm (thương hàn, giang mai, hủi, zona), sang chấn hay gặp vỡ dây thần kinh quay dễ bị đè ép ở vùng giữa cánh tay, nơi mà dây thần kinh vùng quanh xương cánh tay từ mặt sau trong ra phía trước ngoài của xương quay, do tiêm, trường hợp liệt toàn bộ dây quay thường do một tổn thương ở cao.

Y học cổ truyền có tên là nuy chứng, điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền có kết quả khả quan.

2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Do phong hàn hoặc nhiệt độc hoặc chấn thương xâm phạm vào các kinh Dương minh, Thái âm ở tay, làm sự lưu thông của kinh khí mất điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được gây nên.

Triệu chứng

Liệt dây thần kinh quay bao gồm các triệu chứng: Cẳng tay úp sấp và hơi gấp, các ngón tay gấp lên nửa chừng, ngón cái khép lại, bàn tay rũ xuống không nhấc lên được “bàn tay rũ cổ cũ”. Bệnh nhân không làm được các động tác duỗi cẳng tay, bàn tay và duỗi các ngón tay, duỗi và dạng ngón tay cái, ngửa cẳng tay và bàn tay.

Liệt dây thần kinh quay
Liệt dây thần kinh quay

Mất cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay (ngón cái và ngón trỏ).

+ Nếu do phong hàn thêm triệu chứng: toàn thân sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.

+ Nếu do nhiệt độc thêm triệu chứng: sốt cao, đau đầu, rêu lưỡi vàng, táo bón, mạch hồng đại hay phù sác.

+ Nếu do huyết ứ thêm triệu chứng: lưỡi có điểm ứ huyết, mạch sáp.

3.Chẩn đoán

Bát cương: Biểu, thực, hàn/ Biểu, thực, nhiệt/Biểu, thực (hàn hay nhiệt tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng cụ thể)

Tạng phủ/ Kinh lạc: Dương minh, Thái âm ở tay

Bệnh danh: Chứng nuy ở tay

Nguyên nhân: Phong hàn/ Phong nhiệt /Chấn thương

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ

1.Pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân

Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc tại kinh bị bệnh (Dương minh, Thái âm ở tay).

Thanh nhiệt, giải độc.

Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc.

2.Phương huyệt

Tùy theo nguyên nhân, các huyệt thường dùng là: Hợp cốc, Dương khê, Nhị gian, Tam gian, Thương dương, Liệt khuyết, Thái uyên, Thiên lịch, Ôn lưu, Nội quan, Bát tà, Thủ tam lý, Khúc trì, Ngoại quan.

Châm các huyệt này thường khó đạt cảm giác đắc khí vì bị liệt, nên cần vê kim lâu hơn so với bình thường cho đến khi bệnh nhân thấy cảm giác.

Lưu kim 15-20 phút.

Nếu do phong hàn thêm: Phong trì, Phong môn, nên ôn châm hay cứu các huyệt trên 15- 20 phút.

Nếu do nhiệt độc châm thêm: Đại chùy, Nội đình.

Nếu do huyết ứ châm thêm: Huyết hải.

3.Liệu trình

Mỗi ngày châm 1 lần từ 20-30 phút. Đợt điều trị 7-10 ngày, nghỉ 2-3 ngày lại châm đợt khác kết hợp xoa bóp, thủy châm.

4.Ý nghĩa của huyệt

Châm các huyệt tại kinh Dương Minh, Thái âm để điều hòa kinh khí.

Ôn châm hay cứu Phong môn, Phong trì để khu phong tán hàn.

Châm tả Đại chùy, Nội đình để Thanh nhiệt giải độc.

Châm tả Huyết hải để hoạt huyết hóa ứ.

 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Liên hệ hotline để được bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc: 0972.62.72.42 hoặc 0898.344.333

 

THAM KHẢO THÊM:

CHÂM CỨU TẠI HÀ NỘI
Dịch vụ châm cứu tại hà nội – Y thuật cổ truyền
Gọi ngay