Thoát vị đĩa đệm: nguyên nhân và triệu chứng
Mục lục
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời làm giảm các biến chứng.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần là bao xơ và nhân nhầy bên trong thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát vào nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu.
Những đối tượng sau đây có tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao:
- Người cao tuổi: đây là nhóm dễ mắc bệnh nhất bởi theo quá trình thoái hóa tự nhiên, các cột sống dần bị mài mòn, không thể tự sản sinh ra các chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp. Lúc này chức năng của đĩa đệm cũng bị suy giảm, nứt rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
- Tính chất công việc: những người làm những công việc nặng, trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên tác động lên cột sống cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đĩa đệm.
- Dân văn phòng: tính chất công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương.
- Người béo phì cũng là nhóm đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm.
- Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh chuyển nặng với các dấu hiệu như sau:
- Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh cảm nhận thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, sau đó vùng đau có xu hướng lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể chuyển biến từ âm ỉ hoặc đau dữ dội khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Tê bì tay chân: triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,..
- Yếu cơ, bại liệt: thường xảy ra trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng. Triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo, liệt, sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Khi thấy các triệu chứng trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm:
- Đau, tê bì, yếu cơ có xu hướng chuyển nặng
- Người bệnh gặp phải tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn cũng là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không hề có triệu chứng cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp đặc biệt là đĩa đệm hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ bị tổn thương
- Do đặc thù công việc: Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái, hoặc làm các công việc nặng nhọc cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm. Để hạn chế tình trạng trên, bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, khoảng 45 phút nên đứng lên di chuyển 5 phút.
- Do chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Chính vì vậy, khi gặp những chấn thương kể trên, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám, chụp chiếu ngay để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó nhìn thấy.
- Béo phì: Vấn đề cân nặng quá khổ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình thoát vị đĩa đệm. Do đó, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng.
- Thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện trong nhiều giờ cũng ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ.
- Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, gù vẹo
- Yếu tố di truyền: người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, cải thiện những cơn đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Theo y học hiện đại:
- Giảm đau
- Giãn cơ
- phẫu thuật
Theo y học cổ truyền:
- Xoa bóp bấp huyệt
- Châm cứu
- Phục hồi chức năng
- Vật lí trị liệu
Xin xem thêm tại:
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa.