Viêm gân gấp ngón tay
Mục lục
Viêm gân gấp ngón tay còn gọi là ngón tay lò xo. Khi gấp ngón tay lại sau đó tự duỗi ra rất khó, hoặc không duỗi ra được, phải dùng tay kia duỗi ngón tay ra (động tác duỗi thụ động) thì ngón tay bật mạnh như lò xo.
Còn được gọi là ‘Ngón tay bật’ (Trigger Finger).
Đông y xếp vào loại Thương cân.
Nguyên nhân viêm gân gấp ngón tay
YHHĐ: Yếu tố nghề nghiệp, chấn thương, một số bệnh lý gây viêm gân hoặc bao gân gấp. Điều này gây phì đại và quá sản sợi xơ chủ yếu tại gốc ngón tay, hình thành cục xơ ở gân làm chít hẹp đường hầm bao quanh (bao gân).
YHCT: Cho rằng do gân cơ bị lao tổn khiến cho khí trệ, huyết ứ, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên.
Các thể bệnh lâm sàng và điều trị theo YHCT
1.Ứ trệ
Đa số thuộc loại lao tổn mạn tính hoặc cấp tính sau khi bị chấn thương.
Vùng gân gấp ngón tay sưng trướng, đau, ấn vào đau hơn, đau lan đến các khớp, co duỗi ngón tay khó khăn, cử động thì đau, cử động nghe thấy tiếng kêu.
Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch huyền.
Điều trị: Thư cân, hoạt huyết, thông lạc
Châm A thị huyệt, Ngoại quan
Châm bình bổ bình tả ở các A thị huyệt, khi đắc khí thì rút kim, không lưu kim. Cách ngày châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình (BỊ cấp châm cứu).
2.Hư hàn
Đa số thuộc loại lao tổn mạn tính hoặc cấp tính sau khi bị chấn thương.
Vùng tổn thương có cảm giác đau, ấn vào đau, có thể đau lan xuống ngón tay.
Co duỗi ngón tay khó khăn, cử động thì đau. Cử động nghe thấy tiếng kêu.
Chất lưới nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế hoặc Trầm tế.
Điều trị: ÔN kinh tán hàn, hoạt huyết thông lạc.
Châm A thị huyệt, Nội lao cung.
Châm bình bổ bình tả ở các A thị huyệt, khi đắc khí thì rút kim, không lưu kim. Cách ngày châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình (BỊ cấp châm cứu).
Nhĩ châm
Thần môn, Bì chất hạ, Vùng phản chiếu tương ứng điểm đau (Bị cấp châm cứu).
Điều trị viêm gân gấp ngón tay theo YHHĐ
Nội khoa
-Các thuốc giảm đau, chống viêm NSAID.
-Tiêm corticoid tại chỗ: Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải có phòng tiêm vô trùng. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Các chế phẩm:
+ Methyl prednisolon acetat (1ml = 40mg) là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm trong bao gân từ 8 – 20mg/1 lần (0,2 – 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Betamethasone (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate) là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm cạnh khớp từ 0,8 – 2mg/1 lần (0,2 – 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ: Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn; tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm.
+ Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ (bao gồm các chống chỉ định của corticoid): Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng (phải điều trị và theo dõi trước và sau khi tiêm), bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu.
+ Các tác dụng ngoại ý sau tiêm cortioid tại chỗ: Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên; teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng.
– Điều trị nguyên nhân kèm theo nếu có.
Ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà
- Châm cứu tại nhà