Xử trí hạ natri máu

 

Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu xuống thấp. Biểu hiện đa dạng có thể không có triệu chứng gì cũng có thể có triệu chứng nghiêm trọng.

1. Định nghĩa:

Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu xuống thấp. Biểu hiện đa dạng có thể không có triệu chứng gì cũng có thể có triệu chứng nghiêm trọng.

Tiếp cận bệnh nhân hạ natri máu
Tiếp cận bệnh nhân hạ natri máu

2.Chẩn đoán Xác định hạ Natri máu:

2.1. Lâm sàng:

  • Sợ nước, chán ăn, buồn nôn, nôn.
  •  Mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức (có thể hôn mê), cơn co giật.
  •  Các triệu chứng của tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ chướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân, da khô, nhăn nheo,…)

2.2. Cận lâm sàng:

  • Natri máu < 135 mmol/lít, hạ natri máu nặng khi Natri máu < 120 mmol/lít.
  •  Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nguyên nhân:
    – Hematocrit, protit máu (xác định tăng hay giảm thể tích ngoài tế bào).
    – Natri niệu (xác định mất natri qua thận hay ngoài thận).
    –  Áp lực thẩm thấu máu, niệu.

3.Chẩn đoán phân biệt:

Hạ natri máu giả

4.Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cụ thể với từng nguyên nhân gây hạ natri máu:

4.1. Hạ natri máu kèm theo tăng thể tích ngoài tế bào

a) Nguyên nhân

Hạ natri máu + phù + protit máu giảm, hematocrit giảm: hạ natri máu kèm theo ứ muối và ứ nước toàn thể.
– Suy tim
– Suy gan, xơ gan cổ chướng
– Hội chứng thận hư

b) Điều trị

– Hạn chế nước (< 300 ml/ngày).
– Hạn chế muối (chế độ ăn mỗi ngày chỉ cho 3 – 6 g natri clorua).
– Dùng lợi tiểu để thải nước và natri: furosemid 40 – 60 mg/ngày (có thể dùng liều cao hơn, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân), chú ý bù kali khi dùng lợi tiểu.

4.2. Hạ natri máu với thể tích ngoài tế bào bình thường

a) Nguyên nhân

Hạ natri máu + natri niệu bình thường, protit và hematocrit giảm nhẹ: hạ natri máu do pha loãng.
– Hội chứng tiết ADH không thỏa đáng (tiết quá mức):
. Áp lực thẩm thấu máu/niệu > 1,5
. Hội chứng cận ung thư, suy hô hấp, bệnh lý thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não…), do thuốc (phenothiazine, chlopropamide, carbamazepin,…).
– Suy giáp, suy vỏ thượng thận.
– Dùng lợi tiểu thiazit.

b) Điều trị

– Chủ yếu là hạn chế nước (500 ml nước/ngày)
– Do SIADH: có thể cho thêm lợi tiểu quai, demeclocycline.
– Do dùng thiazid: ngừng thuốc, do suy giáp, suy thượng thận: điều trị hocmon.
– Nếu hạ natri máu nặng (Na < 120 mmol/l, có triệu chứng thần kinh trung ương): truyền natri clorua ưu trương. Có thể cho furosemid (40 – 60 ml tiêm tĩnh mạch) khi truyền natri clorua.

4.3. Hạ natri máu kèm theo giảm thể tích ngoài tế bào

a) Nguyên nhân

Hạ natri máu + dấu hiệu lâm sàng mất nước ngoài tế bào + protit máu tăng, hematocrit tăng: mất nước và natri với mất natri nhiều hơn mất nước.
Mất qua thận: Na niệu > 20 mmol/l
– Do dùng lợi tiểu
– Suy thượng thận
– Suy thận thể còn nước tiểu, giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận cấp, sau giải quyết tắc nghẽn đường tiết niệu
– Bệnh thận kẽ.
Mất ngoài thận: Na niệu < 20 mmol/l
– Mất qua tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, dò tiêu hóa, mất vào khoang thứ 3
– Mất qua da: mồ hôi, bỏng
– Chấn thương

b) Điều trị

Điều trị nguyên nhân song song với điều chỉnh natri máu.
Nếu bệnh nhân hạ natri máu không có triệu chứng: cung cấp natri clorua theo đường tiêu hóa. Nếu hạ natri máu nặng hoặc có rối loạn tiêu hóa: truyền natri clorua ưu trương đường tĩnh mạch.

5. Phòng biến chứng do hạ natri máu:

  • Biến chứng của hạ natri máu: tiêu cơ vân, co giật, tổn thương thần kinh trung ương do phù não.
  • Biến chứng do điều trị: tăng gánh thể tích (truyền dịch nhanh quá), tổn thương myelin (điều chỉnh natri máu tăng nhanh quá).
  • Theo dõi chặt chẽ bilan nước vào-ra, cân bệnh nhân hàng ngày, xét nghiệm điện giải máu 3 – 6 giờ/lần.
  •  Ngừng các thuốc có thể gây ra hạ natri máu.
  •  Tìm nguyên nhân để xử trí.

 

Tham khảo:

 

Gọi ngay