Điều trị Đái tháo đường type 2
Mục lục
Bệnh đái tháo đường đường type 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường. Thường gặp ở lứa tuổi trên 40. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu.
1.Mục tiêu điều trị:
- Kiểm soát glucose máu tốt
- Điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp (thuốc lá, HA. Rối loạn lipid máu,…)
2. Phương pháp điều trị đái tháo đường type 2:
- Giáo dục bệnh nhân
- Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện
- Sử dụng thuốc điều trị
3.Điều trị cụ thể:
3.1. Giáo cục bệnh nhân hiểu về bệnh đái tháo đường
3.2. Chế độ ăn uống:
- Khẩu phần thức ăn hàng ngày:
– Giảm calo ở bệnh nhân béo phì (20 kcalo/kg/ngày)
– Duy trì calo ở bệnh nhân có trọng lượng bình thường (30 kcalo/kg/ngày).
– Tăng calo ở bệnh nhân gầy (40 kcalo/kg/ngày)
- Cân bằng giữa 3 loại thức ăn sau:
– Glucid: 50-55% (50%) khẩu phần calo hàng ngày (đó là khẩu phần căn bản). Dùng trái cây trong mỗi bữa ăn, nhưng cũng hạn chế. Đường chậm hay đường đa (loại có bột) và những loại có sợi (légume khô) làm chậm tăng đường sau ăn vì hấp thu chậm. Hạn chế dùng đường đơn (hấp thu nhanh). Có thể sử dụng các chất ngọt nhân tạo như đường saccharine, Aspartam
– Lipid: 30-35% (trung bình 35%) khẩu phần calo hàng ngày. Ưu tiên là dầu thực vật.
– Protid: 15% khẩu phần calo hàng ngày.
3.3. Tập thể dục:
- Giảm cân
- Cải thiện được đường máu trong và sau khi vận động thể lực
4. Thuốc điều trị Đái tháo đường type 2:
- Nhóm Sulfonyl Uréase: Chuyển hoá ở gan, 1/2 đời khác nhau, thải theo đường mật hay thận, liên kết proteine máu cao, nguy cơ hạ glucose máu vì kích thích tuỵ tiết insulin ( Gliclazide, Glibenclamide, Glipizide, D-phenylalanine, …)
- Biguanides: không kích thích tiết insulin, nên không có tác dụng phụ hạ đường máu. ( Các thuốc sử dụng hiện nay gồm : Glucophage, Siofor, Fordia )
- Thuốc ức chế (Glucosidase: ức chế hấp thu glucose ở ruột) ( các thuốc hiện nay được sử dụng là : Glucobay, Glucor,…)
- ThiazolidineDione : Chỉ định tốt trong ĐTĐ týp 2 không béo có đề kháng insulin.
- Các nhóm thuốc mới: Glitazones tác dụng lên thụ thể, giảm được tính đề kháng insulin một cách trực tiếp ở mô đích, giảm glucose máu, nhưng dễ tăng cân. (Gồm Rosiglitazone, Pyoglitazone, Avandia )
5. Điều trị Insulin trong Đái tháo đường type 2:
– Insulin thường:
- Tác dụng nhanh; nếu TDD có tác dụng sau 15-30 phút, tác dụng tối đa sau 1 giờ, kéo dài 4-6 giờ., nên được tiêm trước ăn 20- 30 phút.
- Tiêm bằng nhiều đường (TM, TB, TDD, trong phúc mạc), mỗi cách tiêm có thời gian tác dụng khác nhau, dùng ống tiêm, bút tiêm
– Insulin trung gian (NPH)
- Tác dụng kéo dài >8 giờ và <24 giờ.
- Tác dụng sau 1- 2 giờ, tối đa 4-5 giờ.
– Insulin NPH hổn hợp:
- Được trộn giữa insulin nhanh và insulin trung gian loại NPH.
- Tên thị trường là Mixtard 30 HM, Scillin 30 (Insulin người sinh tổng hợp)….
- Thuốc bắt đầu tác dụng sau 30 phút chích, tác dụng tối đa 2-8 giờ, kéo dài 24 giờ. Mixtard 30 HM Penfill cũng tương tự như vậy
– Insulin tác dụng trung gian có kẽm:
- Thời gian tác dụng trong vòng 6-36 giờ.
- Điểm bất lợi là gây đau chổ tiêm, nên phải tiêm ở đùi và mông
– Insulin tác dụng chậm:
- Không dùng trong bút tiêm
- Bắt đầu tác dụng 2giờ 30 sau chích, tối đa 7-15 giờ, kéo dài 24 giờ
– Insulin tác dụng rất chậm (ultra lente): tác dụng kéo dài 36 giờ.
Tham khảo:
- Dịch vụ trị liệu tại nhà
- Điều trị đau thắt lưng tại nhà
- Điều trị đau cổ vai gáy tại nhà
- Phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não tại nhà