Tiêu chảy: nguyên nhân và điều trị

Tiêu chảy là sự suy giảm tính chất rắn hoặc sự tăng lên về độ lỏng của phân. Tiêu chảy cấp là thời gian không quá 14 ngày, còn tiêu chảy kéo dài là từ 15 đến 30 ngày, tiêu chảy mạn >30 ngày.

1. Nguyên nhân

1.1. Tiêu chảy thẩm thấu

  • Ngoại sinh: Thuốc nhuận tràng, chế độ ăn uống giàu đường, sorbitol, xylitol; thuốc lactulose…
  • Nội sinh: thiếu disaccharidase; thiếu betalipoprotein huyết; giãn mạch bạch huyết bẩm sinh; suy tụy.

1.2.Tiêu chảy xuất tiết

  • Ngoại sinh: thuốc nhuận tràng anthraquinoes, bisacodyl, senna. Thuốc lợi tiểu: theophylline, prostaglandin. Độc tố vi khuẩn: Clotridium difficile, Staphylococcus aureus. Độc tố hóa học
  • Nội sinh: bệnh teo nhung mao bẩm sinh, nội độc tố vi khuẩn, thuốc nhuận tràng nội sinh, ung thư biểu mô tuyến giáp…

2. Chẩn đoán

2.1. Tiền sử:

Khởi phát các triệu chứng thường mang tính chất cấp tính và diễn biến thời gian ngắn. Quan trong là xác định có phải tiêu chảy thật sự không, đồng thời tìm 1 số định hướng nguyên nhân:

  • Khởi phát triệu chứng
  • Chế độ ăn gần đây
  • Các loại thuốc bệnh nhân đang dùng
  • Du lịch nước ngoài
  • Cần loại trừ lỵ trực khuẩn cấp tính

2.2. Khám lâm sàng:

  • Dấu hiệu mất nước: da khô, mạch nhanh, tụt huyết áp
  • Khám bụng thường không đặc biệt trong giai đoạn cấp
  • Thăm trực tràng có thể có máu theo găng

2.3. Xét nghiệm:

  • Soi tươi tìm trứng ký sinh trùng
  • Tìm hồng cầu trong phân
  • Cấy phân khi cần thiết
  • Ure, creatinin và alpha-1 antiglobulin
  • Cấy máu
  • Xquang bụng không chuẩn bị
  • Nội soi đại tràng

3.Điều trị

Bù nước và điện giải là biên pháp cần thiết. Kháng sinh không được chỉ định thường xuyên nhưng có vai trò quan trọng trong đại tiện phân nhầy máu và trong bùng phát dịch.

3.1.Bù nước và điện giải

Phụ thuộc mức độ giảm thể tích tuần hoàn:

  • Trung bình và nhẹ: bù bằng oresol
  • Nặng: bù bằng dịch truyền.

3.2.Liệu pháp kháng sinh

  • Với tiêu chảy tóe nước: kháng sinh không được khuyến cáo chỉ định thường xuyên.
  • Với tiêu chảy có máu: kháng sinh nên đc sử dụng kịp thời. Theo hướng chống lại vi khuẩn Shigella đầu tay là Ciprofloxacin. Nếu do E.Hisrolytica thì metronidazole.

3.3.Điều trị hỗ trợ

Bổ sung dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin… chia nhỏ bữa ăn.

Trường hợp ở mức độ nhẹ, không sốt, không có dấu hiệu mất nước, phân không có máu thì loperamide có tác dụng kiểm soát tình trạng phân.

Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp

Tham khảo :

Châm cứu điều trị đái dầm.

Châm cứu tại nhà.

Gọi ngay