Áp xe vú do tắc tia sữa

Áp xe vú là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú qua ống dẫn sữa gây đau nhức, nhiễm trùng, sưng mủ, nổi hạch. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vùng xung quanh vú bị tổn thương, nhiễm khuẩn.

Bệnh áp xe vú là hiện tượng nhiễm khuẩn tuyến vú thường gặp ở phụ nữ.

Áp xe vú

Nguyên nhân

Tắc tia sữa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này. Tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe vú

Bên cạnh đó, áp xe vú còn xảy ra với bà mẹ sau sinh khi:

  • Không thực hiện hút sữa: nhiều mẹ không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú xong gây ra tình trạng ứ đọng sữa.
  • Ngực thường xuyên chịu áp lực: do thói quen, một số chị em phụ nữ hay mặc áo quá chật hoặc hay địu bé trước ngực. Việc này tạo một áp lực lớn lên bầu ngực, một trong nguyên nhân gây tắc tia sữa, dẫn đến áp xe vú.
  • Cho bé bú không đúng cách: nhiều bé sẽ có hiện tượng ngậm đầu vú quá lâu, thậm chí cắn gây trầy xước núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây đến áp xe vú nếu tồn tại trong thời gian dài.
  • Mẹ bị căng thẳng: stress là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin nên dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực.

Thường xuyên hút sữa giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc áp xe vú

Triệu chứng

Một số biểu hiện lâm sàng hay gặp như là: người bệnh sốt cao, buồn nôn, hiện tượng nóng đỏ, đau ở tuyến vú do có hạch, có dịch vàng chảy từ sữa,…. Tình trạng này làm mẹ đau đớn khó chịu, bé không bú được ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

Biến chứng

Áp xe vú có 2 giai đoạn: khởi phát và tạo thành áp xe. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến đau nhức trong tuyến vú, sau đó lan sang bả vai, cánh tay, cơ thể mệt mỏi. Khi bệnh chuyển biến nặng, sang giai đoạn tạo thành áp xe:

  • Vùng da áp xe sẽ căng nóng, sưng tím, núm vú tụt, bắt đầu nổi viêm hạch, gây đau nhức, khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sữa cho con khi núm vú chảy mủ, có mùi hôi xuất hiện ở sữa hoặc gây mất sữa khi áp xe vú tự vỡ.
  • Cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, sụt cân nhanh, gầy yếu.
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng do liên tục bị đau đầu, sống trong tâm trạng lo lắng.
  • Gặp các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, suy thận, hoại tử các chi khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú lan sang các mạch máu dẫn đi khắp cơ thể.

Lưu ý: Khi bệnh ở giai đoạn áp xe, cần phân biệt với bệnh ung thư vú thể cấp dạng viêm. Bị ung thư, vú sẽ to ra rất nhanh, tuy nhiên không đau. Trong trường hợp này cần đi xét nghiệm tế bằng cách chọc hút hoặc làm sinh thiết để phát hiện tế bào ung thư.

Điều trị

  • Nghỉ ngơi, không cho bú bên tổn thương, vắt bỏ sữa.
  • Kháng sinh phối hợp các thuốc chống viêm. Thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con.
  • Giảm đau paracetamol 500mg/lần. Tối đa 3g trong 24g
  • Vật lý trị liệu: xoa bóp, chườm nóng.
  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu những biện pháp trên không làm thuyên giảm tình trạng viêm, người bệnh có thể được chỉ định chích áp xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ.

Vì vậy ngay khi có dấu hiệu tắc tia sữa các mẹ phải liên hệ bác sĩ ngay để không xảy ra các biến chứng muộn ảnh hưởng đến mẹ và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều trị tắc tia sữa tại nhà

Xin xem thêm tại:

Thông tắc tia sữa tại nhà.

Xoa bóp bấm huyệt tại nhà.

Châm cứu điều trị đau thắt lưng.

 

 

Gọi ngay